Phát hiện hẹp mạch máu tim sau 4 năm đau ngực

31/12/2024
|
0 lượt xem
Bệnh Người Lớn Các Bệnh Sức Khỏe Tim Mạch
Phát hiện hẹp mạch máu tim sau 4 năm đau ngực

Ngày 16/11, BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc, khoa Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết các triệu chứng gợi ý bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Bà Tâm tiền sử đau ngực do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 4 năm, mắc nhiều bệnh mạn tính, không thường xuyên vận động.

Bác sĩ chỉ định người bệnh siêu âm tim gắng sức có dùng thuốc để kiểm tra hệ mạch vành. Kỹ thuật này được chỉ định trong trường hợp người bệnh có triệu chứng nghi ngờ bệnh động mạch vành mạn tính nhưng yếu không thể dùng xe đạp hay thảm lăn. Thuốc truyền qua đường tĩnh mạch, làm tim đập nhanh hơn, tương tự tập thể dục gắng sức. Kết quả cho thấy bà Tâm bị thiếu máu vùng cơ tim do bệnh mạch vành.

Bác sĩ cần chụp mạch vành có cản quang để xác định mức độ hẹp. Tuy nhiên, bà Tâm bị suy thận giai đoạn 4, chức năng thận chưa tới 3/10. Nếu bà tiêm thuốc cản quang lượng nhiều buộc phải chạy thận nhân tạo. Bác sĩ quyết định chụp mạch vành với lượng thuốc cản quang tối thiểu, truyền dịch trước, hỗ trợ thận hoạt động tốt, kết quả ghi nhận động mạch liên thất trước hẹp 95-99%.

Êkíp can thiệp nong đoạn mạch hẹp cho người bệnh. Hai stent được đặt vào nhánh liên thất trước nong rộng thành mạch, tái thông dòng chảy đến tim. Sau thủ thuật bà Tâm khỏe, không còn khó thở hay đau ngực, đẩy lùi nguy cơ nhồi máu cơ tim. Chức năng thận được bảo tồn nhờ lượng cản quang đưa vào cơ thể thấp (20 ml cho cả quá trình chụp và nong mạch vành so với 100-150 ml ở một ca can thiệp thông thường). Bà xuất viện sau ba ngày.

Êkíp can thiệp đặt stent nong mạch máu tim cho bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Tâm Anh

Tình trạng tim bị thiếu máu xảy ra thường xuyên khi người bệnh hoạt động gắng sức hoặc phấn khích. "Trường hợp bà Tâm ít vận động nên không bộc lộ triệu chứng, chứng tỏ tim thiếu máu nuôi trầm trọng nhưng không được phát hiện sớm", bác Minh nói, thêm rằng nếu chậm trễ một thời gian nữa, mạch vành tắc hoàn toàn dễ dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử.

Sau can thiệp mạch vành, người bệnh cần tái khám đầy đủ, uống thuốc theo toa, tuân thủ lối sống lành mạnh để ngăn bệnh tái phát. Cụ thể người bệnh tránh xa khói thuốc, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tập luyện vừa sức, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế mỡ động vật, giảm muối, kiểm soát huyết áp, đường huyết và lipid máu.

Thu Hà

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp
Tin liên quan
Tin Nổi bật